Quản trị Hàng tồn kho là gì

Trong một doanh nghiệp, bao giờ hàng tồn kho cũng tồn tại và chiếm một số tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và chuỗi cung ứng, khái niệm này cũng không quá xa lạ. Vậy hàng tồn kho là gì? Người ta quản trị hàng tồn kho với mục đích như thế nào?

»»»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

1. Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là loại hàng hóa mà nhiều người khi nhắc đến thì thường nghĩ về loại hàng không bán được mà bị ế tồn đọng lại trong kho dự trữ. Các mặt hàng này có thể bị lỗi mốt, lỗi sản xuất,…và thường gắn với từ “thanh lý” khi đem ra bán.

Tuy nhiên, các định nghĩa trên hoàn toàn sai lầm vì không phản ánh được các khía cạnh khác nhau trong ngành xuất nhập khẩu cũng như kinh doanh nói riêng và nền kinh tế học nói chung.

Một cách định nghĩa mới mẻ, chúng tôi muốn giải thích cho bạn đó là: Hàng tồn kho chính là những sản phẩm hàng hóa được giữ lại và bán ra cuối cùng trong kho hàng của doanh nghiệp.

Đây có thể là hàng hóa dự trữ như một phương án dự phòng hay các bán thành phẩm cho hàng hóa khác. Đây cũng được xem là một tài sản ngắn hạn và đóng vai trò to lớn trong chuỗi cung ứng.

2. Hàng tồn kho bao gồm những gì?

Hàng tồn kho là gì

– Xét về đặc điểm của hàng hóa, ta có thể xếp hàng tồn kho thành bốn loại cơ bản sau:

  • Nguồn vật tư: ví dụ như đồ dùng trong văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Các loại hàng này đều cần thiết trong quá trình sản xuất.
  • Nguyên liệu thô: Đây là các loại nguyên liệu có thể bán đi hoặc giữ lại tùy mục đích sản xuất trong tương lai, được gửi đi để gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Bán thành phẩm: Đây là các sản phẩm chưa hoàn thành nhưng vẫn được phép dùng trong sản xuất và sản phẩm hoàn thành này chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm: Là sản phẩm cuối cùng và đã hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất.

– Xét về chủng loại hàng hóa, hàng tồn kho có thể bao gồm tất cả sản phẩm thương mại như:

  • Hàng hóa mua về để bán: hàng mua đang đi đường, hàng bất động sản, hàng gửi đi bán,hàng gửi đi gia công chế biến,..
  • Sản phẩm đang dở dang: sản phẩm chưa được hoàn thành hoàn thiện và sản phẩm đã hoàn thành chưa làm các thủ tục nhập kho.
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm đem đi bán.
  • Nguyên liệu và vật liệu để sản xuất.
  • Công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc gửi đi gia công để chế biến và đã mua đang đi trên đường.
  • Chi phí để sản xuất và kinh doanh các dịch vụ dở dang.
  • Nguyên liệu, vật liệu được nhập khẩu với mục đích sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm. Được lưu giữ tại kho báo thuế của doanh nghiệp.

3. Quản trị hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho hay còn được gọi với cách gần gũi hơn là quản lý hàng tồn kho. Quản trị hàng tồn kho chính là các công việc kiểm soát quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Việc quản lý hàng tồn kho có ảnh hưởng và đóng vai trò khá lớn trong các kế hoạch sản xuất và điều chuyển kho hàng. Để đảm bảo kho hàng hoạt động hiệu quả, thì hoạt động quản trị phải diễn ra thường xuyên và đảm bảo các tiêu chí cần thiết.

Những điều cần phải biết để có thể quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả:

  • Tỷ lệ hàng tồn kho phù hợp là bao nhiêu?
  • Kiểm soát hàng tồn kho bằng cách nào là hiệu quả?
  • Diện tích kho hàng tối thiểu là bao nhiêu để có thể đáp ứng điều kiện dự trữ một số lượng hàng hóa cụ thể?
    Cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện tại có đáp ứng được nhu cầu sản xuất mà doanh nghiệp đang cần hay không?
  • Khách hàng có nhu cầu và đưa ra yêu cầu như thế nào về hàng hóa?
  • Chi phí quản lý hàng tồn kho trong khoảng thời gian cụ thể là bao nhiêu?

4. Vì sao phải quản lý hàng tồn kho?

Quản lý tồn kho là một nút quy trình trong chuỗi cung ứng hàng hóa vừa giúp giám sát được quá trình lưu chuyển hàng từ nơi sản xuất đến kho hàng, vừa giám sát quá trình sau đó là chuyển đến các điểm giao dịch mua bán.

Mục đích quản lý hàng tồn kho bao gồm 2 mục đích chính:

– Làm đủ số lượng hàng tồn kho sẵn có:

Vì sự thiếu hụt hàng hóa sẽ phần nào phản ánh được chất lượng quản lý kho hàng và khiến quá trình sản xuất gặp gián đoạn. Từ đó, làm giảm doanh thu, lợi nhuận và có thể dẫn đến tình trạng thua lỗ trong kinh doanh.

Ngược lại, sự dư thừa hàng hóa tồn kho làm kéo dài thời gian phân phối hàng hóa và việc sản xuất cũng sẽ gặp rắc rối. Khoản tiền đầu tư vào kho hàng khi được đầu tư vào khâu khác trong kinh doanh sẽ đem lại được một khoản lợi nhuận nhất định.

– Giảm thiểu chi phí và đầu tư:

Làm giảm chi phí và khối lượng đầu tư vào kho hàng và được thực hiện bằng cách là luôn đáp ứng khối lượng cần thiết tồn kho ở mọi thời điểm.

Điều này khiến doanh nghiệp không bị ăn chặn tiền hàng tồn kho khi hàng chưa được sử dụng và có thể đem đầu tư. Ngoài ra, còn làm giảm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận.

Trên đây là bài viết được biên soạn một cách chi tiết bởi đội ngũ đầy kinh nghiệm của Kênh xuất nhập khẩu với hy vọng sẽ đem lại cho bạn sự hiểu biết rõ ràng nhất về hàng tồn kho cũng như mục đích quản trị hàng tồn kho. Tham khảo thêm khóa học về xuất nhập khẩu tại trang chủ của chúng tôi để có nhiều thông tin chi tiết hơn.

Xem thêm: 

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *