Ký Hậu Vận Đơn Là Gì?

Ký hậu vận đơn thường gặp trong vận tải đường biển, đây nghiệp vụ quan trọng và khá phổ biến trong thanh toán L/C với những hợp đồng giá trị lớn. Trong bài viết dưới đây, Kênh Xuất Nhập Khẩu sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích về ký hậu vận đơn.

1. Ký hậu vận đơn là gì?

Có thể hiểu đơn giản là việc chủ hàng ký vào phía sau vận đơn gốc, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với lô hàng liên quan, hoặc ràng buộc quyền nhạn hàng của consignee tại cảng nhập.

Thường thì vận đơn đương biển mới áp dụng hình thức Ký hậu vận đơn Còn trong vận tải đường hàng không thì do Airway Bill không có chức năng chứng từ sở hữu, nên không có nghiệp vụ ký hậu đi kèm. Phân tích sâu xa việc này thì bạn có thể hiểu hàng biển thời gian chuyền tải dài có thời gian xác nhận chứng từ giữa các bên, ngoài ra thì hãng tàu có thể hỗ trợ giúp chủ hàng giữ hàng tại cảng nhập. Trong khi hàng không thời gian chuyền tải ngắn, vì là cước trả trước nên hãng hàng không sẽ không giữ hàng tại cảng nhập. Điều này thực sự rủi ro cho chủ hàng.

Nghiệp vụ ký hậu phải thực hiện trên vận đơn gốc (Original), loại vận đơn theo lệnh (Order B/L), và chủ hàng phải thực hiện ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn.

>>> Xem thêm:

2. Vai trò của Ký hậu vận đơn

Ký hậu vận đơn để đảm bảo an toàn cho chủ hàng trong nhiều trường hợp chưa nhận được thanh toán, hoặc mua đi bán lại.

Thực chất, bạn sẽ thấy ký hậu vận đơn đi song hành với loại vận đơn theo lệnh (Order B/L) .

Khi muốn chuyển quyền sở hữu hàng, Consignee sẽ ký đóng dấu vào mặt sau vận đơn đó chính là ký hậu vận đơn.

Các cách ký hậu phổ biến là Ký hậu vận đơn đích danh, Ký hậu vận đơn theo lệnh, Ký hậu vận đơn cho chính mình. Trách nhiệm ký hậu bạn có thể ghi chú miễn truy đòi hoặc ký hậu truy đòi.

  • Ký hậu đích danh: Ghi dòng chữ “Delivery to” + Tên người nhận hàng mới. Ví dụ: “Delivery to ABC Trading Company”. Khi đó chỉ công ty ABC này mới có quyền nhận hàng, và chỉ được nhận hàng chứ không được chuyển quyền lại cho bên nào khác.
  • Ký hậu theo lệnh: “To order of” + tên của chủ sở hữu mới. Ví dụ: “To order of XYZ Company”. Công ty XYZ này có thể nhận hàng hoặc chuyển quyền cho bên khác, cũng bằng nghiệp vụ ký hậu.
  • Ký hậu cho chính mình: Tự ký tên đóng dấu, không ghi gì cả, hoặc (ít thấy) có thể ghi “Deliver to myself”. Khi đó có thể hiểu là Consignee tự giao hàng cho mình.
  • Ký hậu vận đơn để trống (loại này không thông dụng): Trường hợp vận đơn ký hậu kiểu này là người ký hậu chỉ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn nhưng không ghi câu lệnh kèm theo. Như vậy vận đơn lúc này cho phép bất kỳ người nào cầm vận đơn sau khi đã được ký hậu đều có quyền nhận hàng. Cách này dùng nếu người bán đã nhận được tiền từ người mua.

>>>>>>> Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

3. Trách nhiệm đối với nghiệp vụ Ký hậu vận đơn

Trong hoạt động nghiệp vụ ký hậu vận đơn chia ra rất rõ ràng về việc ký cũng như ghi rõ đói với trách nhiệm đối với chữ ký đó. Cụ thể chia ra 02 cách ghi chú trách nhiệm đối với nghiệp vụ ký hậu vận này

Trách nhiệm đối với nghiệp vụ Ký hậu vận đơn
Trách nhiệm đối với nghiệp vụ Ký hậu vận đơn
  • Ký hậu vận đơn miễn truy đòi: Trong trường hợp vận đơn To Order mà người có thẩm quyền ký hậu không muốn liên đới trách nhiệm thì 2 bên thỏa thuận ghi chú. “Without recourse endorsement” có nghĩa khi vận đơn đã được ký người ký hậu không chịu trách nhiệm gì nữa cho lô hàng của mình. Tức là giao hàng cho người nhận hàng nhưng không muốn chịu trách nhiệm vs chủ hàng về việc thanh toán
  • Ký hậu vận đơn truy đòi: Nếu 2 bên muốn bảo hành cho lô hàng hoặc cần giải quyết các vấn đề sau khi nhận hàng thì sẽ ký hậu vận đơn truy đòi,cần phải thỏa thuận và ghi chú “With recourse endorsement”. Như vậy ngay cả khi nhận hàng và thanh toán rồi thì , người có thẩm quyền ký hậu cho một bên khác nhận hàng thì người ký hậu vẫn có trách nhiệm với hàng của mình.

4. Những lưu ý khi Ký hậu vận đơn theo lệnh

Chữ ký của chủ hàng và ký hậu vào mặt sau của vận đơn nếu vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.

Nếu vận đơn ký hậu có tham gia của ngân hàng, điều kiện để lây được hàng phải có ký hâu mặt sau của ngân hàng.

Ngân hàng chỉ ký hậu 1 trong 3 tờ vận đơn gốc. nên phải xuất trình tờ bill có ký hậu của ngân hàng.

Nếu làm mất vận đơn ký hậu – To Order bill of Lading phải liên hệ với hãng tàu và shipper để được hỗ trợ kịp thời.

Phí ký hậu khá cao, thủ tục lấy hàng rắc rối nên chỉ dùng với những lô hàng có giá trị

Ngoài ra, doanh nghiệp cầm cố tái sản, thế chấp hàng cũng sẽ phải ký hậu vận đơn để lây hàng vì lúc này lô hàng thuộc về ngân hàng.

>>> Xem thêm: REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

Trên đây, Kênh Xuất Nhập Khẩu vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về Ký hậu vận đơn. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.

Để có thể trau dồi những kỹ năng và kiến thức trong ngành xuất nhập khẩu các bạn có thể tìm đến các khóa học xuất nhập khẩu thực tế trên thị trường để tham khảo nhé!

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *