cac-loai-container

Các loại container được dùng nhiều trong vận chuyển đường biển. Thường thì doanh nghiệp hay sử dụng loại theo tiêu chuẩn ISO để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Bài viết sau Kênh xuất nhập khẩu chia sẻ các loại container và phí lưu container của các hãng tàu.

>>>>>>>>> Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

I. Các loại container

Thông tin về các loại container được thể hiện rõ qua Ký mã hiệu trên vỏ container.

1. Container bách hóa (General purpose container)

container-bach-hoa

Trong các loại Container – Container bách hóa thường được dùng để chở hàng khô, nên được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).

Container bách hóa được sử dụng nhiều nhất trong vận tải biển.

2. Container hàng rời (Bulk container)

container-hang-roi

Container hàng rời cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch).

Loại container này có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.

3. Container chuyên dụng (Named cargo containers)

Được thiết kế chuyên biệt để chở một loại hàng nào đó như ô tô, động vật sống…

– Container chở ô tô: thiết kế gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe.

– Container chở động vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.

4. Container bảo ôn (Thermal container)

Được để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định.

Vách và mái thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.

Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế chúng ta thường gặp container lạnh (refer container) nhiều hơn.

5. Container hở mái (Open-top container)

Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.

6. Container mặt bằng (Platform container)

Loại này cấu không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…

Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.

7. Container bồn (Tank container)

Được thiết kế gồm một khung chuẩn ISO bên trong gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.

Thực tế, tùy theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước (20′; 40’…), theo vật liệu chế tạo (nhôm, thép…).

>>>>>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Tốt Nhất

II. Phí lưu container của các hãng tàu

Phí lưu container tại bãi của cảng (DEMURRAGE) – gọi tắt là DEM; Phí lưu container tại kho riêng của khách (DETENTION) – gọi tắt là DET; Phí lưu bãi của cảng (STORAGE).

Phí lưu container tại bãi của cảng -DEMURRAGE(DEM)là thời hạn được phép lưu container tại bãi (tại cảng) miễn phí mà hãng tàu không thu phí.

Phí lưu container tại kho riêng của khách- DETENTION (DET) là thời hạn chủ hàng được phép đem container từ bãi (từ cảng) về kho riêng của mình để đóng hàng hoặc tháo hàng.

Phí lưu bãi của cảng (STORAGE) có thể hiểu như là phí lưu Container tại bãi mà Cảng thu trực tiếp chủ hàng.

1. Đối với hàng xuất khẩu

Chủ hàng liên hệ với cảng để nhận container và kéo về kho riêng của chủ hàng đóng hàng. Chủ hàng sẽ được lấy container đem về kho để đóng hàng trước ngày tàu chạy ETD là 05 ngày. Có nghĩa là chủ hàng sẽ được miễn phí 05 ngày DEM (5DEM) và 05 ngày DET (5DET) với điều kiện chủ hàng trả container về bãi trước giờ đóng cửa (closing time) quy định để xuất theo lịch tàu dự kiến.

Sau 05 ngày chủ hàng không trả container về bãi để xuất đúng lịch tàu đã book mà container để tại kho của chủ hàng thì chủ hàng sẽ phải thanh toán tiền lưu container tại kho (DET).

Vì lý do nào đó chủ hàng giao container về bãi nhưng sau thời gian gian đóng cửa quy định và hàng không kịp xếp lên tàu dự kiến, hàng của chủ hàng sẽ phải nằm ở bãi và chờ đến chuyến sau thì chủ hàng sẽ phải trả phí lưu container tại bãi (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE).

Trong trường hợp chủ hàng đóng hàng tại bãi của Cảng thì DET sẽ không bị tính và DEM cũng sẽ được tính như trường hợp trên.

2. Đối với hàng nhập khẩu

Sau khi chủ hàng đã hoàn tất các thủ tục hải quan, nhập khẩu và muốn mang container về kho riêng để rút hàng thì container này sẽ được miễn phí lưu container tại cảng (DEM) và phí lưu bãi tại cảng (STORAGE). Thường thì các hãng tàu cho phép là 5 ngày kể từ ngày tàu cập cảng. Có nghĩa là chủ hàng sẽ được miễn phí 05 ngày DEM và 05 ngày STORAGE. Kể từ ngày thứ 06 trở đi thì chủ hàng sẽ phải trả thêm phí DEM và STORAGE (nếu hàng vẫn còn nằm trong bãi của cảng).

Trong trường hợp chủ hàng rút hàng tại bãi của Cảng sau 05 ngày được miễn nêu trên thì chủ hàng phải trả phí lưu container (DEM) và lưu bãi (STORAGE).

Trên đây là các loại containerphí lưu container của các hãng tàu. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. 

>>> Xem thêm: Chứng từ trong vận tải đường biển

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *