loại hình xuất nhập khẩu

Khi làm các tờ khai thuế hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, một trong những thông tin cần thiết và bắt buộc đó là mã loại hình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên lại có rất nhiều mã loại hình xuất nhập khẩu khác nhau khiến người dùng băn khoăn không biết chọn lựa như thế nào để thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa.

Qua bài viết này, Kênh xuất nhập khẩu sẽ đem đến bạn những thông tin hữu ích về bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất và các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay, giúp bạn hiểu rõ và có thể lựa chọn được loại phù hợp nhất, cùng đón xem nhé.

1. Mã loại hình xuất nhập khẩu là gì?

Mã loại hình được hiểu là một phần nội dung khi làm tờ khai hải quan, nó có ảnh hưởng rất lớn đến những nội dung khác trên tờ khai, bởi vậy việc xác định đúng mã loại hình là điều bắt buộc khi bạn truyền tờ khai hải quan trên phần mềm VNACCS-ECUS.

mã loại hình xuất nhập khẩu

2. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu được sử dụng khi nào?

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu thường được sử dụng khi bạn khai tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và có ảnh hưởng đến các thông tin khác. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ tác dụng của từng mã loại hình để đưa ra lựa chọn đúng đắn, từ đó giúp quá trình lưu thông hàng hoá được diễn ra trôi chảy, thuận lợi hơn.

3. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay

Sau đây là một số bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay, được sử dụng phổ biến và rộng rãi.

»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

Thứ nhất là bảng mã loại hình xuất nhập theo kinh doanh

  • Mã A11: được dùng khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng.
  • Mã A12: được dùng khi doanh nghiệp nhập hàng hóa để kinh doanh sản xuất, đây là mẫu hàng hóa làm thủ tục ở các cơ quan hải quan.
  • Mã A21: đây là mã tiêu thụ nội địa từ những nguồn tạm nhập.
  • Mã A31: được dùng cho nhập khẩu hàng xuất khẩu bị hoàn trả do có vấn đề phát sinh.
  • Mã A42: đây là mã dùng chuyển tiêu thụ nội địa, nhập hàng hóa cho những đối tượng miễn thuế và chịu thuế. Tuy nhiên trong một số trường hợp tiêu thụ nội địa từ những nguồn tạm nhập sẽ dùng mã A21.

Thứ hai là mã loại hình theo xuất nhập gia công, thủ công

  • Mã E11: dùng cho trường hợp nhập nguyên, vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng hóa,
  • Mã E13: dùng cho trường hợp nhập nguyên, vật liệu từ nước ngoài về để sản xuất.
  • Mã A15: doanh nghiệp dùng khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ sản xuất.
  • Mã E21: được dùng để nhập nguyên vật liệu gia công cho nước ngoài.
  • Mã E54: được dùng để xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác.
  • Mã E56: dùng để xuất sản phẩm gia công trong nội địa

Thứ ba là mã loại hình sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài

  • Mã E62: dùng để sản xuất những sản phẩm gia công giao hàng trong nước.
  • Mã E42: doanh nghiệp dùng để xuất khẩu các sản phẩm do mình chế xuất.
  • Mã E31: dùng để nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mã E11: dùng để nhập nguyên liệu chế xuất của doanh nghiệp từ nước ngoài về.

Thứ tư là bảng mã loại hình xuất nhập khẩu kho ngoại quan

  • Mã A12: dùng để nhập hàng hóa để tiêu dùng, sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
  • Mã E11: dùng để nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài.
  • Mã C11: nhập hàng gửi ở kho ngoại quan về

Thứ năm là loại hình xuất nhập khẩu – phi mậu dịch

  • Mã H21: dùng để xuất khẩu hàng ra nước ngoài
  • Mã H11: dùng cho các hàng nhập khẩu khác

Thứ sáu là mã loại hình tạm xuất nhập khẩu hàng hóa

  • Mã G61: dùng để xuất hàng hóa ra nước ngoài trong thời gian ngắn
  • Mã G51: dùng để tái nhập hàng tạm xuất vào Việt Nam
  • Mã G21: dùng để tái xuất hàng kinh doanh trong trường hợp tạm nhập (G11)
  • Mã G11: dùng để tạm nhập hàng kinh doanh sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất.
  • Mã G22: dùng để tái xuất khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ các dự án có thời gian cụ thể.
  • Mã G12: dùng để tạm dừng nhập máy móc, thiết bị về nước để phục vụ các dự án
  • Mã G23: dùng để tái xuất khẩu cho hàng hóa miễn thuế tạm nhập (sử dụng mã G13)
  • Mã G13: dùng để tạm ngừng nhập khẩu hàng miễn thuế
  • Mã G24: dùng để tái xuất khẩu các mặt hàng khác
  • Mã G14: dùng để tạm dừng nhập khẩu mặt hàng khác về nước theo các phương tiện chứa hàng.

4. Các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam có một số loại hình xuất nhập khẩu phổ biến, rộng rãi như sau:

Loại hình xuất nhập khẩu trực tiếp: đây là loại hình mà doanh nghiệp sẽ thực hiện mọi quy trình xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ của mình cho doanh nghiệp nước ngoài mà không thông qua tổ chức trung gian nào.

Loại hình xuất nhập khẩu ủy thác: đây là loại hình mà mọi quy trình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp đối tác nước ngoài của mình phải thông qua một bên trung gian được nhận ủy thác thực hiện.

Loại hình xuất nhập khẩu tái xuất: đây là loại hình mà các doanh nghiệp nhập hoặc xuất khẩu lại cho nước ngoài, tức là thông qua hoạt động tái xuất để thu về một lượng lớn ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu bỏ ra. Trong quá trình tái xuất thì doanh nghiệp không được chế biến hay sử dụng hàng hóa, và các doanh nghiệp tham gia tái xuất cũng sẽ không phải chịu bất cứ chi phí sản xuất, đầu tư máy móc công nghệ nào. Tuy nhiên thì muốn sử dụng loại hình này cần sự nhạy bén về sản phẩm cũng như giá ngoại tệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay mà Kênh xuất nhập khẩu cung cấp cho bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết giúp ích cho học tập và công việc của bạn.

Xem thêm: 

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *