Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế thì cụm từ House Bill of Lading (HBL) chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với những người làm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, với nhiều người mới thì khái niệm này vẫn còn khá xa lạ.
Vì vậy, trong bài viết này Kênh Xuất Nhập Khẩu sẽ chia sẻ cho các bạn về HBL là gì, và khi nào thì chủ hàng được cấp HBL, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất
1. House Bill of Lading là gì?
House Bill of Lading được viết tắt là HBL. Đây là vận đơn đường biển được phát hành bởi công ty giao nhận vận tải, hiểu đơn giản thì nó là Vận đơn nhà.
Ở nước ngoài, HBL có thể được phát hành bởi một loại công ty vận chuyển là NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) – Chủ tàu không tàu. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì loại hình này vẫn chưa có cho nên HBL được hiểu là của Forwarder cấp.
Ngay sau khi khi chủ hàng hoàn tất các công việc như: đóng hàng, giao hàng cho công ty giao nhận, đóng các khoản phí liên quan và hoàn thành các thủ tục quan quan xuất khẩu thì công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho cho khách hàng.
HBL là một chứng từ quan trọng trong vận chuyển vì nó chính là sự xác nhận chính thức về việc đã nhận được hàng vận chuyển. Thường thì trên HBL người gửi hàng sẽ là người xuất khẩu còn người nhận hàng là người nhập khẩu
2. Khi Nào Chủ Hàng Được Cấp House Bill of Lading
Thông thường người gửi hàng (Shipper) là người yêu cầu việc phát hành và sử dụng House Bill of Lading và được thực hiện trong những trường hợp dưới đây:
Khi shipper có sự tin tưởng vào công ty giao nhận vận chuyển đang phục vụ mình hoặc có thể là shipper không muốn tiết lộ danh tính của mình cũng như của người nhận hàng thực thụ (Consignee) của mình trên vận đơn và trên một số giấy tờ hay thủ tục khác.
Người nhận hàng thực thụ yêu cầu và đề nghị người gửi hàng ghi một vài thông tin lên trên Bill nhằm mục đích thống nhất với bộ chứng từ. Nếu hãng tàu không chấp thuận chuyện này thì sẽ dẫn đến trường hợp phải sử dụng House Bill of Lading.
Trường hợp việc giao hàng của hãng tàu bị trì hoãn chậm một số ngày nhất định nhưng trên thư tín dụng L/C thì lại bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển hàng. Nhưng hãng tàu thì lại không đồng ý ký lùi thời hạn vận đơn thì trường hợp này việc sử dụng House Bill of Lading hoàn toàn có thể giúp bạn ký nhận lùi được ngày bắt đầu giao hàng và được L/C chấp thuận.
3. Mẫu House Bill of Lading
»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
4. Cách Đọc Các Thông Tin Trên House Bill Of Lading
Thông tin về người sở hữu hàng hóa, lịch trình vận chuyển hàng hóa, công ty Forwarder – Người phát hành HBL
– Shipper (Người gửi hàng): Là người bán hàng, người xuất khẩu,.
– Consignee (Người nhận): Là người mua hàng, người nhập khẩu.
– Notify party (Bên thông báo): Là người nhận được thông báo khi có hàng đến.
– Vessel name: Tên của tàu vận chuyển lô hàng đó.
– Voyage: Số chuyến vận chuyển của con tàu, để quản lý số lượt con tàu này chạy theo năm các hãng tàu sẽ đánh số chuyến cho các con tàu.
– Place of receipt (Nơi nhận hàng): Là nơi hàng hóa được giao lại cho nhà vận chuyển hay Forwarder.
– Port of lading (Cảng xếp hàng): Là cảng nơi mà lô hàng được xếp lên tàu.
– Port of discharge (Cảng dỡ hàng): Là cảng nơi mà lô hàng được dỡ xuống tàu.
– Place of delivery (Địa điểm giao hàng): Là nơi người vận chuyển/ Forwarder thực hiện giao hàng cho người nhận.
– Bill of lading No.: Là dãy số dùng để theo dõi và phân biệt với các lô hàng khác quy định theo quy tắc của Forwarder.
– Also notify party (Bên thông báo thứ 2): là bên thứ 2 được nhận thông báo về lô hàng ( tùy thuộc vào lô hàng mà bên này có hoặc không, không bắt buộc)
– For delivery contact ( Đại lý chỉ định tại cảng đích): Là đại lý có nhiệm vụ thay mặt Forwarder xử lý các công việc liên quan đến hàng hóa tại cảng đích. Người nhận hàng sẽ liên hệ với đại lý này để lấy hàng khi có hàng đến.
– Mục (1), (2), (3):
Là những thông tin thể hiện theo yêu cầu của người gửi hàng (Shipper) thông qua bảng hướng dẫn vận chuyển được shipper (bảng SI) gửi cho công ty Forwarder.
Shipper có quyền thay đổi các thông tin này, khi các thông tin này thay đổi thì cũng tức là đã thay đổi quyền sở hữu hàng hóa của các bên được thể hiện tại các mục kể trên. Chi phí phát sinh sẽ tùy thuộc vào thời điểm thay đổi nó của shipper.
– Mục (4), (5), (6), (7), (8), (9): Lịch trình vận chuyển của lô hàng được thể hiện trên booking. Đây là kế hoạch vận chuyển lô hàng phù hợp với yêu cầu của bạn đã được Forwarder lên lịch. Các thông tin thể hiện tại mục này sẽ không thay đổi được, nó buộc phải được ghi đúng theo thông tin trên booking note của hãng tàu.
– Mục (10), (11), (12): Là những thông tin này do Forwarder lưu chọn, phát hành. Bạn phải chấp nhận và sử dụng các thông tin này mà không được thay đổi bất cứ điều gì.
5. Phân Biệt House Bill và Master Bill
Tiêu chí đánh giá | House bill | Master bill |
Hình thức | Được in logo của công ty Forwarder | Được in logo của hãng tàu |
Mối quan hệ | Điều chỉnh mối quan hệ giữa real shipper (chủ hàng) với forwarder (người trung gian) | Điều chỉnh mối quan hệ của người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người đặt tàu (người xuất khẩu thực tế hoặc công ty forwarder) |
Quy tắc áp dụng | Không chịu sự tác động của các quy tắc | Khi phát hành vận đơn MBL sẽ chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… |
Khả năng chỉnh sửa | HBL do công ty forwarder làm và cấp. Đây thường là những công ty nhỏ, chuyên cung cấp dịch vụ nên sự chăm sóc khách hàng cũng sẽ tận tình hơn, do vậy mà việc chỉnh sửa cũng được nhanh chóng hơn và thường không mất phí. | MBL do phía hãng tàu cấp, có quy trình chặt chẽ và khá cồng kềnh nên việc sửa bill sẽ diễn ra khó khăn hơn.
Thông thường thì việc sửa Master bill sẽ phải mất phí, đặc biệt là khi tàu hàng đã chạy. |
Mức độ rủi ro | Độ đảm bảo thấp, nhiều rủi ro | Có quy mô và mức độ uy tín cao hơn so với HBL nên bill sẽ có độ đảm bảo cao hơn, ít rủi ro hơn. |
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến House Bill Of Lading cũng như cách phân biệt HBL và MBL mà Kênh Xuất Nhập Khẩu muốn chia sẻ đến các bạn, hy vọng bài viết này sẽ có ích cho công việc của bạn.
Xem thêm:
- DEM DET Là Gì? Cách Tính Và Phân Biệt DEM DET Storage
- Manifest Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hướng Dẫn Khai E-manifest
- Booking Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Các Bước Booking Tàu
- Commercial Invoice Là Gì? Cách Làm Commercial Invoice