bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Hiện nay, để đảm bảo giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu khi sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển, khách hàng có thể mua các loại bảo hiểm hàng hóa. Do đó, trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn, hàng hóa của khách hàng vẫn được đảm bảo an toàn và vẫn giữ được gần như giá trị thực của nó.

Bài viết này, Kênh xuất nhập khẩu sẽ cùng bạn tìm hiểu những kiến thức cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là cam kết của công ty bảo hiểm nhằm bồi thường cho những hư hỏng, mất mát, rủi ro đáng tiếc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Khi nào mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu?

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường tiềm ẩn nguy cơ mất mát, hư hỏng. Tàu mắc cạn, đắm, va chạm, cháy, nổ, mất mát, không vận chuyển được và các tổn thất hàng hóa khác.
  • Theo thông lệ vận tải biển quốc tế, trách nhiệm của người vận chuyển là rất hạn chế và việc yêu cầu bồi thường đối với người vận chuyển rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhằm bảo vệ và tạo tâm lý an toàn cho thương nhân.

»»» REVIEW Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất

3. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều khoản bảo hiểm quy định mức độ trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm. Bao gồm các điều kiện cụ thể sau:

  • Điều kiện bảo hiểm loại C

Hàng hóa hoặc tài sản trong quá trình vận chuyển sẽ được bảo hiểm chống lại những thiệt hại như:

    • Cháy nổ
    • Tàu mắc cạn, bị lật và chìm
    • Phương tiện giao thông đường bộ bị lật hoặc hỏng bánh
    • Thuyền va chạm, va vào bất cứ thứ gì
    • Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn
    • Hàng bị ném từ tàu
    • Mất hàng do phương tiện chở hàng bị mất tích
  • Điều kiện bảo hiểm loại B

Bên mua bảo hiểm sẽ được bồi thường nếu xảy ra các rủi ro sau:

    • Động đất, núi lửa phun trào hoặc sét đánh
    • Hàng bị cuốn khỏi tàu hoặc văng khỏi tàu.
    • Nơi hàng hóa bị ngập nước
    • Tổn thất hàng hóa do dỡ hàng tại cảng
  • Điều kiện bảo hiểm loại A

Nếu hàng hóa của người mua bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được bồi thường:

    • Bị đánh cắp
    • Nguyên liệu không đầy đủ
    • Trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng, không nguyên vẹn

4. Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Tùy theo nhu cầu, khả năng tài chính và loại hàng hóa cần vận chuyển mà lựa chọn loại hình bảo hiểm hàng hóa phù hợp.

Các loại hình bảo hiểm hàng hóa bao gồm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển, đường bộ, đường hàng không và đường sắt.

5. Cách tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Công thức tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R

Trong đó:

  • I: Phí bảo hiểm
  • C: Giá hàng
  • F: Giá cước phí vận chuyển
  • R: Tỷ lệ phí bảo hiểm

6. Các chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Đơn bảo hiểm(Insurance Policy): Là văn bản do cơ quan bảo hiểm phát hành bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng bảo hiểm và hợp pháp hóa hợp đồng.

Đơn bảo hiểm bao gồm: các điều khoản chung xác định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; các điều khoản cụ thể về đối tượng được bảo hiểm (tên hàng hoá, số lượng, nhãn hiệu, tên phương tiện vận tải …) và cách tính phí bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chứng minh hàng hoá đã được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm các điều khoản liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết để tính phí bảo hiểm đã thỏa thuận và các điều kiện bảo hiểm.

Phiếu bảo hiểm (Cover note): Là văn bản do công ty môi giới bảo hiểm phát hành trong thời gian chờ chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm. Đó là chứng từ tạm thời không có giá trị thương lượng và không có giá trị giải quyết tranh chấp nên ngân hàng sẽ từ chối nhận phiếu bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

7. Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu – Những lưu ý

Bước 1. Gửi yêu cầu bảo hiểm

Doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ gửi yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp.

Bước 2: Hoàn thành mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm

Thông tin yêu cầu bảo hiểm phải được điền bởi công ty yêu cầu bảo hiểm, ngoại trừ phần của công ty môi giới và hoạt động của công ty bảo hiểm.

Bước 3: Gửi đơn yêu cầu bồi thường cho công ty bảo hiểm

Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng bảo hiểm đến công ty yêu cầu bảo hiểm

Bước 5: Sau khi công ty yêu cầu bảo hiểm xem xét các điều khoản của hợp đồng sẽ ký xác nhận và nhận bảng phí bảo hiểm từ công ty bảo hiểm

Lưu ý:

  • Kiểm tra chính xác những điều khoản quy định trong hợp đồng.
  • Kiểm tra chi phí thanh toán với công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
  • cần chọn lựa loại bảo hiểm phù hợp nhất với hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp phải nắm chắc chắn, rõ ràng những trường hợp không được thanh toán bảo hiểm. Ví dụ như các loại mặt hàng là than, dầu, thực phẩm đông lạnh,…

Hiện nay, các công ty xuất nhập khẩu đều tham gia bảo hiểm hàng hoá để bảo vệ toàn diện cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mại quốc tế.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Xem thêm: 

Rate this post

By

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *