Thanh toán thư tín dụng L/C là khái niệm quá quen thuộc đối với ngành Logistics xuất nhập khẩu hàng hóa. Một trong các loại thanh toán L/C được người ta biết đến rộng rãi là thanh toán LC chuyển nhượng.
Vậy LC chuyển nhượng là gì? Quy trình thanh toán L/C chuyển nhượng như thế nào và nó có thể xảy ra những rủi ro gì. Trong bài viết dưới đây, Kênh Xuất Nhập Khẩu sẽ giải đáp hết những thắc mắc đó.
1. LC chuyển nhượng là gì?
LC chuyển nhượng có tên Tiếng Anh là Transferable L/C.
– Đây là loại L/C không hủy ngang, cho phép người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cùng với quyền đòi tiền mà mình có được cho một hay nhiều người khác.
– L/C chuyển nhượng được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là người môi giới.
2. Đặc điểm của LC chuyển nhượng
– LC chuyển nhượng quy định chỉ được chuyển nhượng một lần.
– Chi phí thường do người hưởng lợi đầu tiên (người chuyển nhượng L/C) chịu.
– Trên L/C phải ghi rõ “To be transferable” – “Có thể chuyển nhượng”. Nếu người mua đồng ý cho người bán chỉ định người khác làm thay việc giao hàng và chuẩn bị chứng từ thì họ sẽ mở L/C có thể chuyển nhượng ở ngân hàng Mở L/C
– Sự chuyển nhượng L/C được thực hiện theo L/C gốc. Nhưng chỉ chuyển nhượng L/C, còn hợp đồng mua bán không được chuyển nhượng.
»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Chất Lượng Tốt Nhất
3. So sánh giữa LC chuyển nhượng và LC giáp lưng
Tuy nhiên ta cần phân biệt rõ ràng giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng để tránh sự nhầm lẫn gây ra các sai sót không đáng có trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
*Giống nhau: LC chuyển nhượng và L/C giáp lưng đều là L/C không hủy ngang, được sử dụng trong mua bán qua trung gian ba bên, người sản xuất – người trung gian – người nhập khẩu. Phí làm L/C chuyển nhượng hay L/C giáp lưng đều do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
*Khác nhau:
LC chuyển nhượng
– Có thể chuyển nhượng từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều người khác (theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất);
– Chỉ có một thư tín dụng
– Ngày giao hàng L/C sau có thể sớm hơn L/C trước.
– Ngân hàng chuyển nhượng không có nghĩa vụ thanh toán cho những người hưởng lợi thứ hai.
– Người trung gian không cần giấu thông tin của nhà sản xuất và người nhập khẩu cuối cùng.
L/C giáp lưng
– Là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc
– Có 2 L/C: L/C gốc và L/C giáp lưng
– Ngày giao hàng trùng nhau ở L/C gốc và L/C giáp lưng
– Thực hiện phức tạp: Phải thay đổi chứng từ và phải phối hợp thời gian sao cho khớp với thời gian giao hàng
– Ngân hàng mở L/C giáp lưng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà sản xuất
– Người trung gian giấu thông tin của nhà sản xuất và người nhập khẩu cuối cùng.
4. Mẫu LC chuyển nhượng
5. Quy trình thanh toán LC chuyển nhượng
Hãy cùng theo dõi quy trình thanh toán L/C chuyển nhượng dưới đây nhé!
– Người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng Mở mở L/C có thể chuyển nhượng
– Ngân hàng Mở mở L/C và gửi cho Ngân hàng Thông Báo
– Ngân hàng Thông báo gửi L/C cho người hưởng lợi thứ nhất – người bán.
– Người hưởng lợi thứ nhất yêu cầu ngân hàng Thông báo thứ nhất (chính là ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện nghiệp vụ chuyển nhượng L/C cho người hưởng lợi thứ hai
– Ngân hàng chuyển nhượng thực hiện nghiệp vụ chuyển nhượng L/C và gửi L/C đã được chuyển nhượng cho ngân hàng Thông báo thứ hai
– Ngân hàng thông báo Thứ hai gửi L/C đã được chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ hai
– Người hưởng lợi thứ hai giao hàng cho người mua
– Người hưởng lợi thứ hai lập bộ chứng từ, gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ hai
– Ngân hàng thông báo thứ hai chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thứ nhất.
– Ngân hàng chuyển nhượng mới gửi bộ chứng từ gốc cho người hưởng lợi thứ nhất chỉnh sửa bộ chứng từ. Người hưởng lợi thứ nhất sẽ loại bỏ hoá đơn + chứng thư bảo hiểm mà người thụ thưởng thứ hai kèm trong bộ chứng từ. Thay vào đó bằng hóa đơn và chứng thư bảo hiểm mà mình đã chuẩn bị sẵn.
– Người hưởng lợi thứ nhất gửi lại cho ngân hàng Thông báo thứ nhất.
– Ngân hàng Thông báo thứ nhất gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở L/C và yêu cầu thanh toán.
– Ngân hàng Mở kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì thanh toán cho ngân hàng Thông báo thứ nhất
– Ngân hàng Thông báo thứ nhất chuyển phần chênh lệch của số tiền hàng giữa L/C gốc và L/C được chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ nhất; số tiền còn lại chuyển cho người hưởng lợi thứ hai thông qua ngân hàng Thông báo thứ hai.
– Ngân hàng Thông báo thứ hai báo tiền đã vào tài khoản cho người hưởng lợi thứ hai biết.
6. Rủi ro của LC chuyển nhượng
– Người chịu trách nhiệm chính với bên nhập khẩu là người hưởng lợi ban đầu. Vì vậy nếu người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay có vấn đề xảy ra với lô hàng (giao không đúng hay chứng từ không hợp lệ) thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm.
– Người mua chịu rủi ro khá cao, do không biết được năng lực của người hưởng lợi thứ hai.
– Trường hợp ngân hàng mở L/C không thanh toán tiền hàng thì người hưởng lợi thứ 2 là người chịu rủi ro. Lý do ở đây là ngân hàng chuyển nhượng (ngân hàng thông báo thứ nhất) không có nghĩa vụ thanh toán.
Người hưởng lợi thứ nhất chỉ yêu cầu nghiệp vụ chuyển nhượng L/C từ ngân hàng chuyển nhượng chứ không yêu cầu Ngân hàng chuyển nhượng phát hành một L/C khác.
Sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đều có những thuận tiện và rủi ro nhất định. Vậy nên chúng ta cần nắm vững những kiến thức và cách sử dụng một cách vững chắc nhất, để không xảy ra sai sót không đáng có nào. Kênh Xuất Nhập Khẩu hy vọng được đồng hành cùng bạn trong quá trình này !
Xem thêm:
- Phương thức thanh toán nhờ thu
- Phương thức thanh toán LC
- Commercial Invoice Là Gì? Cách Làm Commercial Invoice
- DEM Là Gì? Phân biệt DEM Và DET Trong Vận Tải Biển
- Vận Tải Đa Phương Thức Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vận Tải Đa